Giới Thiệu Phân Xưởng, Quy trình Đúc Tượng đồng.
Chúng tôi gồm những nghệ nhân có kinh nghiệm lâu năm trong nghề đúc tượng đồng, Doang Nghiệp đã đạt nhiều giải thưởng cao quý như: “Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng Nghệ nhân hàng đầu, Quả cầu vàng ngôi sao Việt Nam Tinh Hoa Việt Nam, chứng nhận Nghệ nhân quốc gia Việt Nam, Bàn tay Vàng… ” trong các cuộc thi, các chương trình phát triển làng nghề tổ chức. Đồng thời chúng tôi chú trọng xây dựng và phát triển giá trị truyền thống của Cha ông. Các sản phẩm của chúng tôi đã được đăng ký bản quyền sáng tạo, đến với Doang Nghiệp chúng tôi các bạn yên tâm về kiểu giáng và mẫu mã, về Nam Định các bạn không thể không ghé qua vùng đất làng nghề truyền thống nổi tiếng với nghề đúc đồng gia truyền của ông cha, với phương châm của chúng tôi lấy chữ tín hơn là chữ vàng
2.Phân xưởng đúc tượng
Với 3 hệ thống xưởng: Xưởng đúc tượng chân dung , Xưởng mẫu, Xưởng trưng bày sản phẩm
Hệ thống phân xưởng rộng rãi, máy móc hỗ trợ kỹ thuật hiện đại cùng với đội ngũ nghệ nhân giàu kinh nghiệm lâu năm trong nghề đúc tượng đồng. Chúng tôi có thể đáp ứng mọi yêu cầu về mẫu mã và độ tinh xảo của sản phẩm cho đến chất lượng mẫu mã.
3. Đúc Tượng chân dung:
Là một thế mạnh của Doanh Nghiệp Tân Tiến trải qua nhiều thế hệ làm tượng với nhiều kinh nghiệm tích lũy, Chúng tôi đã tạo ra những sản phẩm mang tính nghệ thuật cao, những đường nét tinh xảo và chính xác biểu hiện sự sống động của các pho tượng.
*. Tượng chân dung:
Qúy vị gửi ảnh chân dung cho chúng tôi, 3 kiểu ảnh tổng thể: khuôn mặt, ngoại hình…
– ĐIỀU KIỆN: 3 tấm ảnh , 1 ảnh chính diện , 2 ảnh bên
– KÍCH THƯỚC: Theo yêu cầu
– TRỌNG LƯỢNG: 10kg – 65kg
*. Tượng phật: có mẫu, chúng tôi có thể biến tấu thành mẫu khác, kích thước, số đo…
*. Tượng danh nhân lịch sử: Vua Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Lên Thánh Tông, Lê Lợi, Lý Thái Tổ..
Kích thước cao 30-45cm, rộng 25cm, nặng 3-5kg, tuỳ ý
Đặc điểm: Tượng dùng trang trí phong thuỷ, bàn làm việc, tủ sách, quà tặng … Chúng tôi nhận đúc tượng và cam kết đúng theo yêu cầu của Quý khách với nhiều kích cỡ, kiểu dáng, màu sắc và cách thể hiện khác nhau.
4. Thời gian hoàn thành sản phẩm
Tuỳ theo yêu cầu về kích thước, mẫu mã tượng, Thời gian trung bình chúng tôi thực hiện là 20 – 25 ngày.
Số lượng 100bức/ 1 tháng chúng tôi có thể đáp ứng nhanh nhất bằng thời gian đúc tượng 1 pho với điều kiện tượng cùng kiểu mẫu,
Số lượng lớn hơn Quý khách vui lòng đặt trước 2 – 3 tháng.
5. Phương thức thanh toán và giá cả
Quý khách sau ki đã chọn mẫu đúng tỷ lệ, kích cỡ, chiều cao, cân nặng, kiểu dáng và mầu sắc của tượng xong. Chúng tôi tiến hành gửi báo giá và bắt đấu tiến đến ký kết hợp đồng.
Sau khi ký hợp đồng xong Quý khách thanh toán 30% tổng giá trị hợp đồng. Số còn lại thanh toán nốt khi bàn giao tượng.
6. Các mẫu chúng tôi đã thực hiện
Về mặt chất lượng:
Các nghệ nhân điêu khắc tượng mẫu bằng sáp hoặc đất sét để tạo hình.
Sau đó cùng nhau phối hợp chỉnh sửa để tạo ra khuôn tượng mẫu chính xác.
Tượng được đem đi đúc dưới sự quan sát, kiểm tra chặt chẽ, cẩn thận.
Và dòng tượng Trần Hưng Đạo đã ra đời với những số đo kích thước chính xác và hợp lí.
Chúng tôi đã thành công trong việc đúc tượng và đem tượng ra ngoài cuộc sống, ngoài xã hội, không chỉ tạo nên một tác phẩm tinh tế mang nét văn hoá mà còn sâu xa hơn là mang lại lòng tự hào dân tộc, một niềm tin vững chắc vào sức mạnh ông cha ta, thúc đẩy ý chí của con người, cảm nhận được tài năng, sức mạnh đang truyền vào tinh thần của chúng ta.
Quy Trình đúc đồng gồm nhiều khâu
1) Tạo mẫu
– Dùng đất sét chuyên ngành điêu khắc đắp mẫu theo quy định, chỉnh sửa đường nét, ngôn ngữ điêu khắc của thành phẩm trên từng thành phẩm
– Khi đạt được yêu cầu làm khuôn thạch cao âm bản chỉnh sửa đổ ra khuôn thạch cao
– Bản chỉnh sửa đường nét như phát thảo đã được duyệt
2) Tạo khuôn
– Dùng đất + Chấu + Giấy gió Để làm khuôn âm bản (Khuôn mở hay còn gọi là khuôn 2 nửa)
– Sau đó dùng đất bùn củ + Chấu + Bột chịu nhiệt làm cốt bên trong (gọi là làm thao)
– Nung chín khuôn ở nhiệt độ 700 độ C, sau đó để nguội căn chỉnh độ dày mỏng của phần đồng, đạt theo yêu cầu kỹ thuật
– Chỉnh sủa khuôn, lau nhãn, quét sơn chịu nhiệt nung lại 1 lượt nữa ở nhiệt độ 500 độ C, ghép khuôn thành 1 khối
3) Nấu chảy nguyên liệu
Nấu đồng ở nhiệt độ 1200 độ C, khi đồng chảy hết pha tỷ lệ Thiếc + Chì + Kẽm theo yêu cầu, chỉnh nhiệt độ la 1250 độ C, nước đồng lỏng đạt theo yêu cầu lúc đó đưa ra và rót vào khuôn
4) Rót khuôn
Trước khi đúc đồng và các hợp kim nóng chảy vào khuôn phải nung khuôn nóng đều, đủ độ nhiệt cho đồng chảy đều trong khuôn. Đây là khâu khó nhất phải nhờ kinh nghiệm của đôi mắt và khả năng phán đoán của nghệ nhân.
5) Hoàn thiện sản phẩm
Sau khi khuôn nguội, dỡ khuôn lấy sản phẩm ra mài, giũa, đục, tách, mà rũa theo mẫu và con mắt của nghệ nhân phải đồng sắc – đồng khí mới đạt yêu cầu kỹ thuật , nghệ thuật. Khó đúc nhất là các loại: sản phẩm có các thành phần chi tiết nhỏ, tượng chân dung Phật, người phải có thần thái; chuông, khánh đánh lên phải trong trẻo, ngân vang.
1. Đúc phôi
Tuỳ theo kích thước và sự phức tạp của các chi tiết của sản phầm mà mỗi gia đình, mỗi dòng họ có công thức bí truyền riêng, nhưng nhìn chung có thể giới thiệu như sau:
Trước tiên, người ta tạo nên cốt của các sản phẩm (có thể bằng đất, gỗ, nến, thạch cao…) sau đó người ta dùng cốt đó để tạo khuôn bằng đất trộn với trấu đen nhào thật kỹ cho tới khi xé dọc thớ đất chạy thẳng là được. Khuôn công phu tạo nên độ chính xác của sản phẩm.
Tiếp theo là công đoạn đúc, người ta pha trộn đồng với các kim loại khác theo các tỷ lệ thích hợp với hợp kim nấu chảy và đổ rót vào khuôn, quá trình đổ rót thủ công này phải tuân theo một công thức nghiêm ngặt để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh không được phép có vết rạn nứt, tỳ vết…
Công đoạn cuối cùng của giai đoạn đúc phôi là chờ sản phẩm nguội và phá khuôn ra lấy sản phẩm. Dĩ nhiên là một khuôn chỉ đúc được một sản phẩm.
2. Làm nguội – Nghề trạm đồng
Sản phẩm đúc ra sau khi đã đạt tiêu chuẩn về hình dáng, kích thước, họa tiết phải tiến hành khâu làm nguội. Muốn làm được công đoạn này cần phải có dụng cụ riêng như cây khoan, bàn dũa, dao chấn đe… Khâu quan trọng nhất là trạm, với rất nhiều dụng cụ chuyên dùng, nghệ nhân trạm có thể tạo ra các đường nét như ý đó là các đường “trạm án”, “trạm chìm”, “trạm đúc nổi” (trạm dương bản).
3. Khảm đồng
Nghề khảm đồng cũng là một nghề đặc sắc ở Ý Yên. Bản chất của công đoạn này là đưa vào bề mặt của sản phẩm những kim loại quý khác như vàng, bạc để tạo giá trị và tính nghệ thuật cho sản phẩm. Trước tiên các nghệ nhân phải đục trên bề mặt sản phẩm tạo thành hình ảnh âm bản cho các hoạ tiết, thiết kế vừa khớp với những khối âm đã tạo ra từ các kim loại khác, tiếp theo là dát lại và đánh bóng bề mặt
Thêm chất khí, khi đưa thêm một kim loại khác lên sản phẩm đồng gọi là khảm nhị khí, hai kim loại khác gọi là tam khí.
4. Làm mầu
Đây cũng là một công đoạn được coi là công thức gia truyền của mỗi nghệ nhân. Nhờ đó mà người ta tạo được các màu sắc khác nhau thích hợp cho từng sản phẩm, kể cả các sản phẩm giả cổ có màu sắc hoen gỉ như đã qua hàng nghìn năm. Và đặc biệt là màu được giữ nguyên vẹn cho hàng trăm năm sau.
5. Gò đồng
Tùy theo từng sản phẩm với kích thước, hình dáng nhất định (thường với độ dày, trọng lượng hạn chế, hình dáng phức tạp) người ta có thế thực hiện bằng phương pháp gò. Đây là một nghề có tính nghệ thuật rất cao và độc đáo.
6. Lưu ý
Khi pha kim loại vào từng thành phẩm các nghệ nhân phải có kinh nghiệm pha chộn các hỗn hợp kim loại lại với nhau
Ví dụ: đối với tượng bán thân tỷ lệ cần pha : Đồng 92% + Thiếc 5% + Chì 3%
nhưng đối với Tượng ngoài trời thì tỷ lệ: Đồng 85% + Thiếc 9% + Chì 3% + Kẽm 2% + Ni Ken 1%
Tuỳ theo từng thành phẩm mà các nghệ nhân pha chộn khác nhau
Tác giả bài viết: Quốc Chiến